[Newsletter | Tháng 10, 2021] – Thuận Lợi Và Thách Thức Của Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Nửa Cuối Năm 2021

Tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn đang rất căng thẳng, việc có thể được kiểm soát hay không được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Nửa cuối năm 2021 được dự báo xuất nhập khẩu hàng hoá sẽ đối mặt với những thuận lợi và thách thức đan xen.

Thuận lợi 

Vào ngày 24/7/2021, phía cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã chính thức ban hành kết luận của vụ việc điều tra liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ. Dựa trên cơ sở những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra như đã nêu tại Thỏa thuận đạt được ngày 19/7/2021 giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, USTR sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng đây là một tin tốt bởi Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất đối với Việt Nam.

 

Thách thức

Tuy nhiên, qua những khó khăn mà nền kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như trên thế giới nói riêng đang phải đối mặt, Bộ Công Thương cho rằng, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian tới do khu vực Đông Nam Á tiếp tục là tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 với số ca nhiễm mới gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia như Indonesia hay Thái Lan, vv…

READ  Chào Mừng Dunwiddie Consulting Gia Nhập Mạng Lưới Noble Network!

 

Đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như điện tử, dệt may và giày dép, vv…, có những tín hiệu tốt là các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu đều đang trong đà hồi phục nhu cầu tiêu dùng, cùng với xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sau dịch bệnh. Các doanh nghiệp đã có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới, nhưng đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang phải cố gắng duy trì sản xuất cùng với nguy cơ rủi ro khá cao là khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm soát, việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn.

 

Bộ Công Thương cho biết sẽ triển khai đồng loạt nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

 

 

Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *