[Newsletters | Tháng 6, 2021] – 10 Điều Kiêng Kỵ Trong Mâm Cơm Người Việt Nam (Phần 1)

Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng nổi tiếng về những quy tắc, chuẩn mực ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, kể cả trên mâm cơm hằng ngày. Nếu bạn có cơ hội được dùng bữa với người Việt Nam, hoặc là đối tác, hoặc là bạn bè, Noble Network khuyên bạn cần chú ý 10 điều kiêng kỵ sau để tránh gây ấn tượng không tốt trên mâm cơm nhé! 

Mâm cơm Việt Nam

1. Trước khi ăn cơm, bạn cần mời mọi người

Trước khi bắt đầu dùng bữa, cần có một dấu hiệu nhận biết. Nếu người phương Tây cảm ơn Chúa đã ban cho họ thức ăn thì người Việt Nam sẽ mời mọi người trước khi bắt đầu ăn. Ở một số nơi, bạn chỉ cần mời chung chung: “Mời mọi người ăn cơm” là được. Tuy nhiên, ở nhiều nơi khu vực miền Bắc, nhất là Hà Nội, bạn cần mời từng người một, từ người lớn tuổi hoặc có vai vế cao nhất đến người nhỏ tuổi, có vai vế thấp (nhưng vẫn lớn hơn bạn). Thường bạn không cần phải mời người có vai vế thấp hơn bạn. 

2. Khi bắt đầu bữa ăn, bạn không nên ăn trước người lớn tuổi, nếu làm khách thì không nên ăn trước chủ nhà. 

Kính trên nhường dưới là một trong những nét đẹp trong văn hóa người Việt, trong mâm cơm cũng vậy. Thông thường, chúng ta cần đợi người lớn tuổi hoặc chủ nhà (nếu bạn là khách) lên tiếng mời mọi người và bắt đầu trước. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người có vai vế cao nhất hay chủ nhà. 

READ  [Newsletter, Tháng 4, 2023] - TRADEWINDS TẠI BANGKOK: Cơ Hội Để Noble Network Xúc Tiến Tìm Kiếm Thị Trường Cho AVAG Tại Đông Nam Á

3. Bạn không nên nối đũa khi gắp đồ cho người khác hoặc được người khác gắp đồ ăn cho.

Việc nối đũa khi gắp đồ cho nhau được xem là điều kiêng kỵ trong mâm cơm của người Việt Nam. Một số nơi tin rằng nếu làm như vậy, hai người nối đũa sẽ xảy ra mâu thuẫn với nhau. Trong khi đó, ở một vài địa danh khác, người dân cho rằng điều này mang lại điềm xui vì họ sử dụng đũa để chuyền tro hỏa táng của người chết. Vì vậy, bạn cần tránh nối đũa khi gắp cho hoặc nhận thức ăn từ người khác nhé. Nếu muốn gắp thức ăn cho ai đó, bạn có thể đặt xuống bát của họ, và đừng quên đổi đầu đũa hoặc sử dụng đôi đũa gắp thức ăn chung. 

Nếu muốn gắp thức ăn cho ai đó, bạn có thể đặt xuống bát của họ

4. Khi ăn cơm không được cắm đũa vào bát cơm. 

Hầu hết ở các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ tổ tiên và bát hương. Việc cắm đũa vào bát cơm trông tương tự như việc cắm hương vào cái lư trên bàn thờ để cúng cơm cho người đã khuất vì vậy người Việt Nam rất kỵ làm điều này. Nếu thấy ai làm như vậy trong mâm cơm, họ sẽ nhắc nhở ngay, bởi vậy, bạn đừng bao giờ làm thế khi ăn cơm với người Việt nhé. Thay vào đó, bạn có thể đặt đũa ngang miệng bát hoặc đặt ngay ngắn bên cạnh bát, đầu đũa gác lên mâm hoặc một vật đỡ khác.

READ  [Newsletter | Tháng 3, 2021] - 10 Khó Khăn Lớn Nhất Khi Xuất Khẩu Sang Mỹ Đối Với Các DNVVN Việt Nam (Phần 1)
Sử dụng đũa đúng cách

5. Không gõ đũa, bát, thìa khi ăn cơm 

Có nhiều ý nghĩa trong việc kiêng gõ đũa, bát, thìa khi ăn cơm, tuy nhiên, có ba nguyên nhân phổ biến nhất. Nguyên nhân đầu tiên là người ta tin rằng gõ bát giống như gõ mõ, gọi người đã khuất về, đem lại điềm xấu cho bữa ăn và những người trong bữa ăn. Một nguyên nhân khác là tiếng gõ bát cũng hay được sử dụng để gọi động vật đến ăn cơm. Cuối cùng, hành động gõ bát cũng tương tự như mấy người ăn xin hay làm để gây sự chú ý từ người đi đường. Dù thế này đi chăng nữa thì việc gõ đũa, bát, thìa đều không ý nghĩa tốt đẹp gì nên bạn cố gắng đừng quên điều kiêng kỵ này nhé. 

Cái mõ

(Còn tiếp…)

Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *