[Newsletter | Tháng 8, 2023] -Tất Tần Tật Về Tết Trung Thu Việt Nam

I. Nguồn gốc và sự tích ngày Tết Trung thu Việt Nam

Cứ rằm tháng Tám hàng năm (15/08) theo Âm lịch, người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em lại vui mừng chào đón Tết Trung thu (hay còn gọi là Tết Đoàn viên) dưới ánh trăng sáng nhất trong năm. Thế nhưng, cũng không ai rõ nguồn gốc của ngày hội này từ đâu và có tự bao giờ. Có một vài sự tích xung quanh ngày Trung thu, tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là Sự tích Chú Cuội cung trăng. Hãy cùng Noble Network tìm hiểu về sự tích này nhé!

Lion Dance on the Vietnamese Mid-Autumn Festival
Múa Lân trong Tết Trung Thu Việt Nam

Sự tích Chú cuội cung trăng

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

READ  [Newsletter | Tháng 3, 2021] - 10 Khó Khăn Lớn Nhất Khi Xuất Khẩu Sang Mỹ Đối Với Các DNVVN Việt Nam (Phần 2)

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Sự tích Chú Cuội cung trăng được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của người Việt Nam khi chưa có sự hỗ trợ của phương tiện khoa học để lý giải cho những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có dạng nối liền trông giống như một người đang ngồi dưới gốc cây đa vào những dịp trăng tròn, nhất là ngày rằm tháng Tám. Sự tích được truyền miệng biết bao thế hệ và đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong sách giáo khoa cho học sinh cấp 1 tại Việt Nam.

II. Hoạt động trong ngày Tết Trung thu Việt Nam

1, Rước đèn

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…” Những giai điệu thân quen cứ vang vọng khắp đường làng ngõ xóm hòa cùng với âm thanh tíu tít của những đứa trẻ đi rước đèn. Trên tay bạn nhỏ nào cũng cầm một chiếc đèn với nhiều hình dạng khác nhau: ngôi sao, đèn lồng, con cá chép, … Những chiếc đèn lồng truyền thống được làm khung từ tre xếp hình ngôi sao, dán giấy kiếng màu sắc và cắm một cây nến bên trong để tạo ánh sáng. Ngày nay, chiếc đèn được biến tấu thành nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau và dần dần hoạt động rước đèn cũng không còn được sôi động như ngày trước. Tuy nhiên, chiếc đèn lồng vẫn mãi là biểu tượng của một đêm Tết Trung thu mà trẻ em Việt Nam luôn mong ngóng mỗi đợt tháng Tám.

READ  [Newsletter | Tháng 6, 2023] - Tổng Thống Hoa Kỳ Phủ Quyết Đề Xuất Bãi Bỏ Việc Miễn Thuế Đối Với Các Tấm Pin Mặt Trời Nhập Khẩu Từ Việt Nam
Carp lanterns
Đèn lồng cá chép

2, Phá cỗ

Tối ngày 15, cứ tầm 9 – 10 giờ tối, mọi người lại mang một mâm cỗ ra sân hoặc hiên nhà để bày mâm cỗ trông trăng, dâng cúng trời đất, thần linh, tổ tiên và gửi gắm những mong muốn, hy vọng tốt đẹp cho cuộc sống, cho con cháu trong nhà. Mẫm cỗ sẽ đa dạng tùy thuộc vào từng vùng miền hoặc hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, những món không thể thiếu trong một mâm cỗ trông trăng bao gồm: hương, nến, hoa quả, bánh trung thu, và đèn ông sao. Khi mặt trăng lên đến đỉnh và sáng nhất, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên mâm để phá cỗ. Mọi người sẽ chia nhau hoa quả và bánh trung thu để cùng thưởng thức và tận hưởng không khí thanh bình, ấm cúng của Tết Đoàn viên.

Bánh trung thu

3, Múa Lân

Múa Lân là một trong những hoạt động không thể thiếu và được trông ngóng nhất trong ngày Tết Trung thu. Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành ông Địa, lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật. Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn Lân đi vui Tết trung thu cùng mọi người và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà.

Đám múa gồm một người đội chiếc đầu lân bằng giấy hoặc bằng vải màu sặc sỡ và múa theo nhịp trống. Nối liền với đầu lân là đuôi Lân được làm bằng mảnh vải dài do một người phía sau cầm phất theo nhịp múa của đầu lân.

READ  [Newsletter, Tháng 4, 2023] - TRADEWINDS TẠI BANGKOK: Cơ Hội Để Noble Network Xúc Tiến Tìm Kiếm Thị Trường Cho AVAG Tại Đông Nam Á

Ở nhiều vùng nông thôn, rất nhiều bạn nhỏ rất sáng tạo và khéo tay có thể tự làm một con Lân bằng tre và giấy rồi sơn màu. Các bạn sẽ tạo thành một nhóm nhỏ, bao gồm một vài bạn thay nhau múa lân, một bạn gõ trống, một bạn đóng ông Địa đi vào từng nhà một để múa Lân và xin quà (thông thường là tiền mặt). Số tiền sẽ được tổng lại và chia đều cho tất cả các bạn trong nhóm.

Múa Lân với ông Địa

III. Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn viên, sum họp; từ đó, Tết Trung thu – khi mà trăng sáng nhất cũng được gọi là Tết Đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Noble Network hi vọng bài viết đã đem lại những thông tin thú vị, giúp bạn hiểu hơn về văn hóa và con người Việt Nam và thêm yêu đất nước hình chữ S xinh đẹp này.

Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *