6. Mứt Rong Sụn – Đặc sản ngọt địa phương của Ninh Thuận, Việt Nam
Ẩm thực Ninh Thuận được đánh giá là vô cùng đặc sắc với sự giao thoa, kết hợp hài hòa của ẩm thực miền Trung và văn hóa ẩm thực Chăm. Là vùng đất bao chứa cả những bãi biển xanh ngát lẫn những dãy núi cao, Ninh Thuận sở hữu những đặc sản trải dài từ hải sản cho đến những món ăn từ thịt dê, thịt cừu núi. Bên cạnh đó, ẩm thực Ninh Thuận cũng rất nổi tiếng với những món ăn nhẹ mang hương vị ngọt ngào, nổi bật trong số đó là mứt rong sụn.
Mứt rong sụn được làm bằng rong sụn thiên nhiên chứa nhiều khoáng chất, yếu tố vi lượng, i-ốt, axit amin, vitamin… có lợi cho sức khỏe. Thưởng thức món mứt này là một trải nghiệm hết sức lý thú bởi bạn có thể cảm nhận sự kết hợp hoàn hảo giữa độ giòn, dai và cực kì mềm khi nhai. Đây cũng là một món ăn giải nhiệt lý tưởng vào những ngày hè nắng nóng.
7. Kẹo Sìu Châu – Đặc sản ngọt địa phương của Nam Định, Việt Nam
Kẹo sìu châu là một đặc sản vô cùng nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Kẹo này đặc biệt ở chỗ khi ăn có cảm giác giòn tan, thơm bùi mà không dính răng. Thưởng thức thanh kẹo sìu châu cùng một chén trà nóng trong buổi sáng se lạnh và lất phất mưa quả thực là trải nghiệm mà bất cứ du khách nào khi đến với Nam Định cần phải có.
Kẹo sìu châu sau khi ra lò có sắc màu hổ phách rất đẹp, thơm lừng, giòn tan và đặc biệt không bị hôi, ỉu. Theo chia sẻ của người làng nghề thì bí quyết chính là thứ đường tinh khiết nấu dẻo tay đã quyện đều vào từng hạt lạc rang chín thấu giòn bùi, cộng thêm lớp bột nếp hương bao quanh thanh kẹo.
8. Bánh Ít – Đặc sản ngọt địa phương của Bình Định, Việt Nam
Nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bình Định là nơi vương triều Tây Sơn mang đậm tinh thần võ thuật được xây dựng. Ẩm thực Bình Định luôn gợi nhớ hương vị quê nhà, giản dị và thuần hậu, để mỗi lần thưởng thức lại, người đi xa lại có dịp nhớ về quê hương.
Có một câu thơ rất nổi tiếng trên miền đất Võ này:“Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi “. Bánh ít là một thức quà đặc biệt của riêng vùng đất Bình Định. Bánh ngon đến độ ai ăn cũng khen, ăn rồi nhất định phải mua một ít về làm quà, bởi cái hương vị bùi béo ngay từ đầu lưỡi, thơm ngọt ngay từ lớp vỏ mềm mịn. Ngoài nguyên liệu làm bánh quen thuộc như bột gạo nếp, dừa và đậu xanh cũng được sử dụng để làm nhân bánh ít ngọt, còn tôm thịt làm nhân bánh mặn. Một nguyên liệu gia truyền phải kể đến là nước cốt lá ít đặc biệt (lá có hình trái tim với răng cưa ở viền lá). Loại nước này giúp bánh có màu đen trong đẹp mắt, mùi thơm mát và cũng là nguyên nhân hình thành tên gọi “bánh ít lá gai.”
9. Bánh Đậu Xanh – Đặc sản ngọt địa phương của Hải Dương, Việt Nam
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Nói đến ẩm thực Hải Dương không thể không nhắc đến bánh đậu xanh. Đây là một món quà truyền thống mà mỗi người dân Hải Dương khi đi xa đều đem theo để làm quà cho bạn bè, cố hữu. Hải Dương có khá nhiều thương hiệu bánh nổi tiếng như Bánh đậu xanh Tiên Dung, Hòa An, Bảo Hiên Rồng Vàng, Minh Ngọc, Quê Hương… Ở mỗi xưởng sản xuất người dân đều có những phương thức bí truyền riêng tạo nên hương vị độc đáo khác biệt của mỗi thương hiệu.
Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thanh ngọt vừa phải. Vị bùi béo của đậu và mỡ, mùi thơm của tinh dầu bưởi, kết hợp với các nguyên liệu và kỹ thuật chế biến điêu luyện, tất cả tạo thành một sản phẩm vô cùng thơm ngon được nhiều người yêu thích.
Loại bánh này dùng với trà sen trong một buổi sáng thanh mát đúng là một món quà vô giá dành cho dân công sở bận rộn đi tìm bình yên và cân bằng trong cuộc sống thường ngày.
10. Bánh Pía – Đặc sản ngọt địa phương của Sóc Trăng, Việt Nam
Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, du khách còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Bánh pía sầu riêng còn có tên gọi khác là bánh lột da do nó có lớp vỏ nhiều lớp mỏng tang bên ngoài, lột hoài lột mãi vẫn chưa chạm được vào nhân bánh. Phần da bánh được làm từ bột mì và nước mỡ hoặc dầu ăn. Chính mỡ đã tạo ra lớp da bánh không dính vào nhau mà tạo thành nhiều lớp khi nướng lên.
Phần nhân bánh được làm từ đậu xanh và sầu riêng. Đậu xanh được ngâm sau đó trút bỏ vỏ, đem hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cả đậu xanh và sầu riêng đều phải sên qua mỡ đường và để riêng. Đây là bước quan trọng nhất quyết định bánh pía ra lò có mềm và mịn hay không.
Tìm hiểu về văn hóa của một quốc gia là điều rất cần thiết trước khi tiến vào thị trường đó. Noble Network hy vọng bản tin này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị về ẩm thực Việt Nam – một trong những nét đặc sắc trong văn hóa Việt.
Tham gia mạng lưới Noble Network tại đây!