[Newsletter | Tháng 2, 2023] – Phân Tích Mô Hình SWOT Của Thị Trường Hoa Kỳ và Việt Nam

Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng gần 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021. Thị trường Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nằm trong top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ (2020). Trong bài viết này, hãy cùng Noble Network phân tích mô hình SWOT của thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ.

ĐIỂM MẠNH

Việt Nam:

Nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên cải thiên môi trường kinh doanh thông quan các cải cách hành chính và dành rất nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Các ưu đãi được thể hiện ở Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực từ năm 2020.

Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào và và có tay nghề, nhờ đó chi phí sản xuất thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư sản xuất thành phẩm do sự gia tăng chi phí nhân quốc ở các quốc gia khác. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất cốc nghệ thuật bằng thủy tinh ở Hoa Kỳ đã hợp tác với một doanh nghiệp ở Việt Nam để gia công các phiên bản cốc bằng nhựa cho doanh nghiệp của họ nhờ giá thành sản xuất thấp hơn.

Hoa Kỳ:

Nền khoa học – công nghệ phát triển giúp cho việc ứng dụng các nghiên cứu vào kinh doanh dễ dàng hơn, nhất là với những dự án nông nghiệp. Điển hình là dự án trồng lúa mì tại Việt Nam đang được triển khai dưới sự tư vấn của các chuyên gia nông nghiệp đến từ Hoa Kỳ về giống lúa, điều kiện đất đai, khí hậu. Các giống lúa được các chuyên gia tư vấn là các giống được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, có khả năng phát triển tốt. Điều này làm giảm thiểu những rủi ro xảy ra khi triển khai dự án.

READ  Chào mừng Blue Room™ LLC Gia Nhập Mạng Lưới Noble Network

 

ĐIỂM YẾU

Việt Nam:

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các quy trình, thủ tục pháp lý của Việt Nam khi muốn thâm nhập. Ví dụ: Các sản phẩm như tinh dầu CBD hay những loại hình kinh doanh mới với thị trường Việt Nam đều không có các quy định điều chỉnh rõ ràng, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đáp ứng các thủ tục hành chính.

Hoa Kỳ:

Nền kinh tế Hoa Kỳ dễ bị tổn thương bởi sự phụ thuộc vào chủ nghĩa tiêu dùng.  Điểm yếu này thể hiện rõ trong thời kỳ dịch bệnh Covid–19, các biện pháp giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hạn chế kinh doanh. Các hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường này bị ngừng lại.

 

CƠ HỘI

Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu giúp đa dạng hóa nhu cầu, đặc biệt với những sản phẩm nước ngoài, thúc đẩy chi tiêu của nền kinh tế giúp cho thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư và doanh nhân. Đây là lý do tại sao ngày càng có nhiều sản phẩm cao cấp lựa chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng tiếp theo trong hành trình vươn ra thế giới của họ. Chúng tôi đã hợp tác với một nhà sản xuất Hoa Kỳ trong việc vận chuyển các sản phẩm thịt bò USDA chất lượng cao đến những người tiêu dùng có nhu cầu. Ngoài ra, như đã đề cập trước đó, nhà sản xuất các sản phẩm thủy tinh nghệ thuật cao cấp cũng chọn Việt Nam làm điểm đến.

READ  Chào Mừng Hoa Khai Gia Nhập Mạng Lưới Noble Network!

Hoa Kỳ:

Gói kích cầu 1900 tỷ USD của tổng thống Joe Bidens là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế xứ cờ hoa sau đại dịch. Trong đó, mỗi người được nhận trực tiếp 1400 USD từ gói hỗ trợ trên. Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu gồm mua xe có động cơ, đồ nội thất, hàng hóa giải trí và đồ điện tử… Các hoạt động đầu tư cũng được dự báo phục hồi sau đại dịch và đợt suy thoái, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng tiêu dùng sang thị trường lớn nhất thế giới, cũng như nhận được nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

THÁCH THỨC

Việt Nam:

Chịu tác động lớn của thị trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên một biến động trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. Thời kỳ dịch bệnh Covid-19, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia cùng với sự khan hiếm container làm giá cước vận chuyển đường biển Việt Nam – Hoa Kỳ tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó xuất khẩu.

Hoa Kỳ:

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ các quy định rất khắt khe về chất lượng sản phẩm và sự cạnh tranh về giá bán. Với các sản phẩm bằng nhựa phục vụ cho nhu cầu ăn uống, yêu cầu về chất liệu nhựa phải không được chứa chất gây nguy hiểm đến sức khỏe theo quy định của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam thường xuyên bị đánh thuế chống bán phá giá. Mới đây nhất, một doanh nghiệp sản xuất gỗ ép của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá. Quá trình điều tra và ra kết quả của cuộc điều tra đã kéo dài khoảng 6 tháng, gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.

READ  West Atlantic Enterprise Ký Kết Hợp Đồng Sử Dụng Dịch Vụ Của Noble Network

 

Bài viết đã phân tích mô hình SWOT của thị trường Hoa Kỳ và Việt Nam, hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai thị trường này. Hiện nay, Noble Network đang hoạt động rất tích cực ở hai thị trường Hoa Kỳ và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng với những kinh nghiệm và kiến thức ở hai thị trường này, Noble Network sẽ có thể hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thành công vươn ra thị trường quốc tế.

 

 

 

Tham khảo thêm dịch vụ của Noble Network tại đây.

 

 

 

 

Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *