Các Thị Trường Xuất Nhập Khẩu Tiềm Năng Giữa Việt Nam Và Hoa Kỳ Năm 2021

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý đầu năm 2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 3/2021 (từ ngày 1/3/2021 đến ngày 15/3/2021) tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt được 26,36 tỷ USD, tăng 4,76 tỷ USD (tương ứng tăng 22%) so với kết quả trong nửa cuối tháng 2/2021.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 3/2021 đến hết ngày 15/3/2021 đạt 122,21 tỷ USD tăng tới 24,2%, tương ứng với 23,80 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. 

Xuất nhập khẩu hàng hoá trong hai tháng đầu năm tăng cao, xuất khẩu có phần chiếm ưu thế hơn nhập khẩu giúp xuất siêu gần 1,3 tỷ USD. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), hai tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá ước đạt 95,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu chỉ đạt 47,2 tỷ USD, tăng gần 26% còn xuất khẩu đạt tới 48,5 tỷ USD, tăng hơn 23%; ước xuất siêu hai tháng đầu năm là 1,29 tỷ USD.

Các nhóm hàng công nghiệp nặng, nhóm hàng xuất khẩu tỷ trọng cao và khoáng sản ước đạt 26,6 tỷ USD, tăng 27,8%. Nhóm hàng tiểu thủ công và công nghiệp nhẹ ước tính đạt 17,3 tỷ USD, tăng 18,6%. Các nhóm hàng nông, lâm sản đạt được 3,6 tỷ USD, tăng 22,2%.

Xuất khẩu tới các thị trường chính đều tăng. Với quy mô 14,2 tỷ USD, tăng đến 38,2% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 

Cơ hội thị trường với một số mặt hàng

Dệt May

Dệt may

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong nửa đầu tháng 3/2021 đã tăng 565 triệu USD, tương đương tăng 79,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021 được đánh giá khả năng phục hồi tốt hơn hẳn so với năm 2020 trong thị trường dệt may, các thị trường đã có các quản lý xã hội và ứng xử trong việc phòng chống dịch bệnh với nhiều cách tiếp cận mới. Mỹ đã có gói hỗ trợ rất lớn đối với Việt Nam, trên 1.900 tỷ USD hướng trực tiếp tới các hộ thu nhập thấp và trung bình, làm tăng khả năng chi dùng cho các mặt hàng thiết yếu, trong đó có dệt may. Dự đoán trong quý II/2021, các đơn hàng ngành sợi, may sẽ đc đảm bảo, mang lại hiệu quả khá, các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai công tác dự báo và thương lượng mới trong các quý sau.

READ  [Newsletter | Tháng 9, 2021] - Nếu Bạn Được Mời Dự Tiệc Cưới Của Một Gia Đình Người Việt Hoặc Người Mỹ?

Tôm

Tôm

Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam (Vasep), cơ cấu thị trường tôm xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2020 khi bị đại dịch toàn cầu Covid-19 chi phối. Đã có 67 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay, khi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt tới 63 thị trường. 

2021 được đánh giá sẽ có cơ hội thị trường rộng mở, khi tôm là mặt hàng chủ lực của thuỷ sản Việt Nam. Xuất khẩu tôm đang chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và sẽ còn tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Các dữ liệu thương mại Thuỷ sản của Cơ quan Khí quyển và Đại dương QUốc gia (NOAA) cho thấy sự tăng trưởng trong năm 2021 của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu. Chỉ trong tháng 1/2021, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 601,6 triệu USD với số lượng tôm lên đến 69.653 tấn, tăng 6% về giá trị và 7% về lượng so với tháng 1/2020. Tại Mỹ, giá nhập khẩu trung bình giảm 1% xuống còn 8,64 USD/kg so với mức 8,69 USD/kg và giảm 3% so với mức 8,89 USD/kg vào tháng 12/2020. Giá trị và khối lượng nhập khẩu tôm tại Hoa Kỳ vẫn cao so với cùng kỳ năm 2019 trừ tháng 5 và tháng 11 dù có bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, cuối năm 2020 tổng số lượng tôm nhập khẩu đạt tới 747.921 tấn, tăng 7% cả về giá trị và lượng so với 2019, trị giá 6,5 tỷ USD.

Gỗ

Gỗ

Biên tập viên cao cấp tại tạp chí Furniture Today, ông Thomas Russell đã phân tích về tiềm năng của thị trường đồ gỗ, cho biết năm 2020, danh số bán bộ đồ giường ngủ và đồ nội thất của Hoa Kỳ tăng chỉ 0,6%, đạt 115 tỷ USD  do sự trì trệ bởi sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dự kiến trong vòng 5 năm tới, doanh số bán bộ đồ giường ngủ và đồ nội thất sẽ đạt được 143 tỷ USD, tăng gần 25,5% kể từ 2020. Trong đó, các sản phẩm giường ngủ sẽ đạt doanh thu ở mức 21 tỷ USD, sofa ở mức 22 tỷ USD, ác dòng nội thất giải trí, phòng ăn, phòng trẻ em hay nhà bếp sẽ tăng trên 20%.

READ  Chào Mừng AFDEX Tham Gia Mạng Lưới Noble Network

Chuyên viên Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ, bà Julie Hundersmarck – chia sẻ, Hoa Kỳ là một trong các thị trường kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe cũng như tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ. Các cơ quan quản lý có nhiều công cụ khác nhau để có thể luôn đảm bảo được sự tuân thủ các quy định về gỗ hợp pháp thông qua giám sát các chuỗi cung ứng sản phẩm hay từ khâu nguyên liệu, dù tỷ lệ kiểm tra hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chỉ chiếm từ 1 – 2% tổng số đơn hàng. Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ cũng đang phát triển thêm các thiết bị thẩm định gỗ và sẽ hỗ trợ Việt Nam kiểm soát tốt hơn về tính hợp pháp của các sản phẩm, nguồn gốc khi gỗ được xuất khẩu vào Hoa Kỳ để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hai bên.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Xoài

Xoài

Nhập khẩu xoài từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng rất mạnh trong thời gian gần đây. Năm 2020 tại Hoa Kỳ, Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 14, so với năm 2019, giá trị và lượng xuất khẩu đạt tới 2,1 nghìn tấn, tăng 70,1% về trị giá, tăng 66% về lượng, tương đương đạt được 4,61 triệu USD. Đây sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này, trong đấy đặc biệt chú ý là xoài tươi. 

READ  Chào Mừng Hoa Khai Gia Nhập Mạng Lưới Noble Network!

Theo các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã cho biết, vào năm 2020 nhập khẩu xoài các loại tại Hoa Kỳ đã đạt 728,92 nghìn tấn, tăng 11,5% về lượng và 12% về trị giá so với năm 2019, tổng trị giá lên tới 916 triệu USD. Giá bình quân nhập khẩu xoài các loại cũng đạt 1,26 USD/kg, tức tăng 0,5% so với năm 2019.

Từ nay đến năm 2025, các chuyên gia dự báo rằng nhập khẩu xoài vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng với tốc đồ khoảng 3% mỗi năm. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam có một bước tiến xa hơn trong việc mở rộng thị phần tại đây.

Hạt Điều

Hạt điều

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong hai tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đã đạt được 442 triệu USD và 75 nghìn tấn, tặng 21,5 về giá trị và 46,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi giá mua điều thô vẫn đang tăng cao thì lượng cung điều nhân tại Việt Nam không nhiều, tuy nhiên giá điều nhân được dự báo có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.

Tính trong vòng một tháng đầu năm 2021, Hà Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn duy trì là những thị trường nhập khẩu điều lớn nhất tại Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 10,3%, 19,2% và 24,4% trên tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. 

Do lượng điều xuất khẩu đang tăng mạnh, theo Tổng cục Hải Quan, nhu cầu nhập khẩu điều thô để phục vụ cho chế biến càng lớn. Trong tháng 2/2021, khối lượng hạt điều nhập khẩu ước đạt 70 nghìn tấn, cùng với giá trị nhập khẩu ước đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị và khối lượng nhập khẩu hạt điều trong hai tháng đầu năm đạt 194 nghìn tấn và 270 triệu USD. Tăng. 53,5% về giá trị và 82,8% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Đọc thêm các tin tức mới nhất của Noble Network tại đây!

Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *